Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Giá nhà thu nhập thấp quá cao


Dự án khu đô thị mới Đại Thanh (Hà Đông) do XN Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư có mức giá 14 triệu đồng/m2. So với mức giá nhà thu nhập thấp như dự án nhà thu nhập thấp Sài Đồng (Long Biên) 13,24 triệu/m2 thì giá nhà thương mại và giá nhà thu nhập thấp có "vênh" không đáng kể. Trong khi đó, nhà thu nhập thấp có rất nhiều ràng buộc…


Theo quyết định mới này, nhiều tiêu chí liên quan đã được thay đổi bổ sung như: thang chấm điểm, sau 3 tháng bàn giao nhà mà không đến ở sẽ bị thu hồi căn hộ, niêm yết công khai danh sách các dự án nhà thu nhập thấp đã nhận đơn mua nhà tại trụ sở UBND phường, thông báo công khai để người dân biết và tham gia giám sát…

3 tháng không vào ở sẽ chấm dứt hợp đồng, thu hồi căn hộ


Quyết định mới này sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 16/8/2010. Đáng chú ý nhất là điều khoản vừa được bổ sung, đối với các hộ gia đình mua, thuê, thuê mua nhà thu nhập thấp nếu sau 3 tháng kể từ khi bàn giao căn hộ mà hộ gia đình không đến ở thì coi như không có nhu cầu ở và cơ quan quản lý sẽ chấm dứt hợp đồng và thu hồi căn hộ.

Ngoài hợp đồng mua nhà với chủ đầu tư, người mua nhà phải có bản cam kết trước khi ký và ảnh các thành viên trong gia đình. Đối với các trường hợp vi phạm, UBND các xã, phường, quận, huyện sẽ tổ chức cưỡng chế, thu hồi. Người mua nhà cho người khác sử dụng nhà và vi phạm quy chế quản lý nhà cũng sẽ bị chấm dứt hợp đồng và thu hồi nhà.
Bên cạnh đó, để nhà thu nhập thấp được bán cho đúng đối tượng, các dự án đã nhận đơn mua nhà phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường. UBND các phường có trách nhiệm mở sổ theo dõi các trường hợp đã được xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở và thông báo công khai để người dân sở tại biết, tham gia giám sát.
Giá nhà thu nhập thấp quá cao, Tài chính - Bất động sản, Nha thu nhap thap, nha thuong mai, gia nha dat, thanh tra, bat dong san, tai chinh, kinh te, doanh nghiep, gia ca, bao
Dự án nhà thu nhập thấp CT1 Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) dự án đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này đã bàn giao cho khách hàng
Theo quyết định mới này, đối tượng được mua nhà thu nhập thấp cũng được mở rộng. Theo đó, đối tượng được quyền mua nhà là đối tượng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các quận, đối tượng hưởng lương ngân sách có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các huyện. Trường hợp các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, nếu chưa có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú thì chỉ cần có xác nhận của đơn vị về chức vụ, thời gian công các, thực trạng nhà ở.

Làm thế nào để giảm giá


Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, thị trường bất động sản ghi nhận một số dự án nhà ở thương mại được bán ra với mức giá gần ngang ngửa nhà thu nhập thấp. Điển hình có thể kể đến dự án khu đô thị mới Đại Thanh (Hà Đông) do Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư với mức giá 14 triệu đồng/m2 đầu tháng này.

Cùng thời điểm mở bán với dự án Đại Thanh, một loạt chung cư thương mại ở khu vực Hà Đông cũng được rao bán với giá khá mềm. Trong đó, có thể kể đến Dự án The Sun Garden tại số 89 Phùng Hưng, Hà Đông vừa được chủ đầu tư tung hàng ra thị trường với mức giá khoảng 14 triệu đồng/m2.

Như vậy, so với mức giá của một số dự án nhà thu nhập thấp như dự án nhà thu nhập thấp Sài Đồng (Long Biên) 13,24 triệu/m2 thì giá nhà thương mại và giá nhà thu nhập thấp có độ vênh không đáng kể. Trong khi đó, nhà thu nhập thấp có rất nhiều ràng buộc như không được bán sau 10 năm và cũng chỉ được bán lại cho Nhà nước…

Một trong những vấn đề được người dân rất quan tâm trong buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân mới đây của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng là vấn đề nhà thu nhập thấp, trong đó có giá cả, chất lượng công trình…
Nhiều người dân đặc biệt quan tâm đến kết quả thanh tra 6 dự án nhà thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội mà thanh tra Bộ Xây dựng đang thanh tra nhưng chưa được giải đáp đầy đủ. Theo trả lời của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên, giá của mỗi dự án nhà thu nhập thấp khác nhau bởi đầu vào của mỗi dự án khác nhau. Nhiều doanh nghiệp chưa vay được vốn ưu đãi của Chính phủ, nếu doanh nghiệp vay được vốn ưu đãi của Chính phủ thì giá bán sẽ giảm xuống.

Tuy nhiên thắc mắc của người dân là dù chưa được vay vốn ưu đãi của Chính phủ nhưng doanh nghiệp khi tham gia xây nhà thu nhập thấp cũng đã nhận được một số ưu đãi của Nhà nước như: ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp… mà giá nhà cao gần ngang ngửa với nhà ở thương mại, trong khi nhà ở thương mại không được hưởng bất kỳ một ưu đãi nào

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Mua nhà Hà Nội 1 tỷ đồng ở đâu?

Mua nhà Hà Nội 1 tỷ đồng ở đâu?
Thời điểm hiện nay đặc biệt có lợi cho người tiêu dùng, là cơ hội cho những người thu nhập trung bình có thể sở hữu ngôi nhà mơ ước của mình.
 
2-3 năm trước, khi cơn sốt gom hàng chờ các dự án cải tạo của nhà nước đẩy giá tập thể cũ lên đỉnh, dao động 2 - 2,5 tỷ đồng/căn ở các khu Thủy Lợi, Kim Liên… thì hiện nay những căn hộ tập thể cũ này chỉ có giá từ 1,2-1,8 tỷ đồng, diện tích khoảng 35 - 40m2 trong sổ đỏ.

Các căn hộ ở khu Đại học Công đoàn, Thanh Xuân có giá từ 1-1,2 tỷ/căn 25-35m2. Xa hơn một chút, các căn tầm trên dưới 30m2 tại khu Cầu Lủ, Kim Giang chỉ còn chưa đến 1 tỷ đồng.

Người mua có thể sửa chữa gia cố căn hộ theo chủ ý của mình một cách hợp lý với chi phí khoảng 50 - 80 triệu đồng. Hiện nay, có rất nhiều công ty xây dựng BĐS bao thầu trọn gói làm mới này.
Lợi thế của dạng căn hộ này là có sổ đỏ, hoàn thiện về pháp lý, nằm trong khu vực dân cư có dịch vụ phụ trợ đầy đủ. Còn điểm hạn chế thì dễ dàng nhận thấy là mức độ bất tiện do xuống cấp về hạ tầng phục vụ sinh hoạt như điện nước, hệ thống đường thải, tường, trần…
Một lựa chọn khác ở trung tâm cho người mua trong tầm giá này là dạng căn hộ chung cư mini xây mới. Những chung cư mini thường được xây dựng trong các ngõ lớn với diện tích một căn hộ khoảng 30 - 60m2, giá từ 20 - 30 triệu đồng/m2.
Căn hộ mini thường do cá nhân tự xây dựng trên diện tích đất ở của mình, có khi vi phạm giấy phép xây dựng (xây quá số tầng, mật độ phòng nhiều hơn thiết kế…); hầu hết không được chủ đầu tư hoàn thiện về mặt hồ sơ dự án, vì thế việc xin cấp sổ đỏ cho chung cư mini hết sức khó khăn, người mua cần chú ý thật kỹ, yêu cầu hợp đồng mua bán cụ thể rõ ràng để tránh thiệt hại cho mình.
Với những người muốn sống trên đất thổ cư, rộng rãi hơn, chấp nhận đi xa trung tâm, thì với 1 tỷ đồng cũng có rất nhiều lựa chọn. Diện tích đất nền trên dưới 30m2, với giá khoảng 20 - 35triệu đồng/m2.
Hiện nay giá đất nền tại các khu vực như Long Biên, Tư Đình-Gia Lâm; Nhổn, Xuân Phương, Miêu Nha, Tây Mỗ, Đại Mỗ - Hoài Đức; Tam Trinh, Yên Sở - Hoàng Mai; Vĩnh Ngọc, Hải Bối - Đông Anh... đã giảm khoảng 20 - 30% so với mức giá cao điểm năm 2010.

Mua nhà Hà Nội 1 tỷ đồng ở đâu?, Chung cư-Nhà đất-Bất động sản, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, mua nha ha noi, thi truong bat dong san, nha dau tu, dia oc, chung cu, tai chinh, nha o, mua ban nha o, bao
 Một số khu tập thể cũ là một lựa chọn hợp lý cho những người muốn sống ở trung tâm Thủ đô với mức giá trên dưới 1 tỷ đồng
Những diện tích đất nền trong phân khúc này luôn có tính thanh khoản cao, có sổ đỏ pháp lý đầy đủ là yếu tố tích cực để người mua lựa chọn sở hữu.
Những nhà thổ cư diện tích 25 - 30m2, giấy tờ pháp lý đầy đủ, là diện tích ở hợp pháp nhưng không đủ diện tích làm sổ đỏ ở các khu Tân Mai, Trương Định cũng có thể là một lựa chọn tốt đối với những gia đình có điều kiện kinh tế vừa phải, ít nhu cầu chuyển đổi.
Một dạng đất nền có giá rẻ, được thị trường chú ý, đó là các ô đất xen kẹt trong các khu dân cư đã hình thành lâu đời. Tuy nhiên, việc mua dạng đất xen kẹt này kèm theo nhiều rủi ro về mặt giấy tờ pháp lý, quy hoạch xây dựng, người mua cần hết sức cẩn thận khi tham khảo mặt hàng bất động sản này.
Các chung cư mới ven Hà Nội cũng là lựa chọn hấp dẫn. Chung cư ở Hà Đông, chung cư tái định cư Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Quốc Việt kéo dài… hiện giá chỉ dao động trên dưới 20 triệu đồng/m2, thậm chí như tòa chung cư cao cấp ở Xa La, Hà Đông giá chỉ 17 - 18 triệu/m2.
Ước mơ có một căn chung cư hiện đại, nằm trong khu đô thị mới, diện tích tương đối (60 - 70m2) với giá từ 1 - 1,3 tỷ của những người thu nhập trung bình hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
Ông Dương Hoàng Anh - Giám đốc Công ty BĐS Hoa Việt, cho rằng: “Các chính sách về tín dụng của nhà nước và các ngân hàng, cùng với gói kích cầu của chính phủ là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản đi vào ổn định để hồi phục, tính thanh khoản cho mặt hàng bất động sản sẽ tăng trong thời gian tới.
Chưa dám chắc là thời điểm tốt cho nhà đầu tư, nhưng với người có thu nhập chưa cao và có nhu cầu mua nhà ở thực thì đây là thời điểm thích hợp nhất để hiện thực ước mơ một chốn đi về của riêng mình”.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Bất động sản cần phá giá thêm 50%


Giá nhà cao ngất trong khi địa ốc ế ẩm khiến hàng loạt nhà đầu tư phải rút vốn tháo chạy khỏi thị trường. Giới chuyên gia nhận định, để kích cầu người có nhu cầu thực, BĐS phải phá giá thêm 50%.



Chạm đáy
Bất động sản cần phá giá thêm 50%, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, gia nha dat, dia oc, thi truong bat dong san, nha dau tu, tai chinh, kich cau, kinh te, doanh nghiep, can ho, baoĐã bước vào tháng cuối cùng của quý II nhưng thị trường địa ốc Hà Nội vẫn chưa chứng kiến một sự khởi sắc đáng kể nào. Giá nhà đất tiếp tục giảm sâu, từ căn hộ, nhà liền kề đến biệt thự giảm giá tới 15%. Tiêu biểu như dự án Kim Chung Di Trạch về mức 22-32 triệu đồng/m2, Bắc Quốc lộ 32 cũng giảm trung bình xuống còn 30-35 triệu đồng/m2, Dương Nội còn 36-40 triệu đồng/m2, Gleximco hạ nhiệt còn 38-42 triệu đồng/m2, dự án Văn Khê giá bao gồm xây thô, hoàn thiện cũng chỉ còn 70 triệu đồng/m2…
Tình thế khó khăn của thị trường BĐS càng thể hiện rõ nét hơn khi một số doanh nghiệp dịch vụ BĐS tiếng tăm từ chỗ đợi “bán buôn” cho các nhà đầu tư nay cũng phải chấp nhận quay sang đi chào mời đến từng khách lẻ.
Điều này có nghĩa một lượng lớn giới đầu tư, đầu cơ - những người chi phối mạnh đến thị trường vài năm về trước gần như đã “ngấm đòn” và không còn đủ tiềm lực để tiếp tục “ôm” các dự án, buộc các công ty này phải tìm kiếm đối tượng khách hàng mới. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trên thị trường.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, thị trường BĐS đang chạm đáy, nhưng đáy này theo hình nào còn phải nghiên cứu. Thời gian BĐS ảm đạm đã quá dài, vì thế khó có thể coi đây là đáy hình parabol được. Cũng theo Bộ trưởng Dũng, trong năm 2012 thị trường BĐS tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Tống Văn Nga chia sẻ mặc dù ngân hàng đã hạ lãi suất nhưng thực tế vẫn ngoài tầm với của doanh nghiệp. Lãi suất cao cùng với Nghị định 69 yêu cầu doanh nghiệp phải bồi thường sát giá thị trường khiến giá đất bị đẩy cao.
"Chỉ cần ra ngoài thành phố chúng ta sẽ có nhiều dự án buộc dừng lại, hàng loạt công trình dở dang. Tiền nằm trong đất rất lớn và doanh nghiệp thì án binh bất động" - ông Nga nói.
Giải phóng “hàng tồn”
Một số chuyên gia cho rằng trong bối cảnh địa ốc ảm đạm như hiện nay, chuyện nhà đầu tư rút tiền về, chấp nhận lỗ là điều dễ hiểu. Bài học từ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho thấy năm 2009, trong khi thị trường lao dốc, tập đoàn này đã phá giá căn hộ để đẩy hàng nhanh và thực tế họ đã thành công. Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh dự án cao cấp phải giảm giá tới 50%, căn hộ bình dân hạ 30% mới có thể kích cầu.
Bất động sản cần phá giá thêm 50%, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, gia nha dat, dia oc, thi truong bat dong san, nha dau tu, tai chinh, kich cau, kinh te, doanh nghiep, can ho, bao
Các dự án BĐS phải chấp nhận giảm giá mạnh để hồi sinh,vượt qua khó khăn.
Đồng tình quan điểm trên, ông Phạm Sĩ Liêm, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho hay thị trường không có khách mua, song giá nhà vẫn còn cao. Mặc dù khẳng định, môi giới là tác nhân quan trọng khiến cung gặp cầu, song theo ông Liêm, đây cũng chính là nguyên nhân thổi giá địa ốc.
“Vấn đề cốt lõi là phải sàng lọc giữa môi giới với cò đất. Ở Trung Quốc, địa ốc phát triển lành mạnh, cung gặp cầu nhờ môi giới phát triển theo đúng nghĩa, còn ở Việt Nam ngược lại, môi giới hình thành tràn lan và thi nhau thổi giá" - ông Liêm nói.
Lãnh đạo tổng hội cũng bày tỏ sự lo ngại khi xảy ra hiện tượng nhiều người dân chán cảnh sống ở chung cư vì chất lượng không đảm bảo, giá lại cao ngất. Thêm vào đó nhiều vụ hỏa hoạn, tranh chấp mâu thuẫn nổi lên mà đình đám nhất phải kể đến dự án Keangnam Landmark Tower, chủ đầu tư đòi trả lại quyền quản lý cho thành phố.
"Đã có người mua chung cư mới nhưng lại bán gấp để quay trở về mua các khu tập thể cũ, vì so mức giá không chênh nhiều nhưng có hạ tầng thuận lợi và không phải lo đóng phí quản lý"- ông Liêm chia sẻ.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp BĐS cho rằng họ không thể giảm giá sâu hơn nữa. Nhưng theo nhiều chuyên gia nếu phải chấp nhận hạ giá thấp, phá giá để giải phóng “hàng tồn kho”, quay vòng vốn doanh nghiệp cũng nên cân nhắc bởi BĐS cũng là hàng hóa, cần phải khuyến mại để kích thích khách hàng mở hầu bao.
Thời gian qua, địa ốc phát triển quá nóng, doanh nghiệp làm giàu dễ dàng nhưng hiện nay khó khăn đến cùng cực, doanh nghiệp cần phải tính đến các chiêu thức để “kích cầu”.
Theo Hiệp hội BĐS Việt Nam, quý I-2012, cả nước có khoảng 486 khu đô thị mới, nhiều dự án đã được phê duyệt quy hoạch nhưng chưa tiến hành triển khai. Hà Nội có 200 trong tổng số 750 dự án được triển khai. Thống kê của các công ty tư vấn cho thấy trong thời gian tới Hà Nội có khoảng 50.000 căn hộ, biệt thự, nhà liền kề đang xây dựng.
Ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, cho biết xét trung và dài hạn, khoảng 2-5 năm tới, thị trường sẽ bội thực nguồn cung nhưng thực tế trong ngắn hạn Hà Nội vẫn thiếu những căn hộ có thể ở được ngay. Đây cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp BĐS giảm giá về mức mà người tiêu dùng chấp nhận được.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, doanh nghiệp nên chuyển nhượng dự án nếu thấy không đủ khả năng, hoặc liên doanh liên kết để trụ vững, cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Đóng giả 'đại gia' để tìm giá thực BĐS

Đóng giả 'đại gia' để tìm giá thực BĐSVới mục tiêu minh bạch, lành mạnh hóa thị trường, là cơ sở để các bên lựa chọn, quản lý, dự báo và ra quyết sách từ góc độ vi mô đến vĩ mô, Hà Nội đang tìm cách xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá thị trường BĐS. Tuy nhiên vướng mắc lớn nhất lúc này lại ở khâu số liệu đầu vào.
 
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Nhà quản lý thiếu số liệu
Mặc dù Bộ Xây dựng đã có Thông tư 20/2010 Hướng dẫn thí điểm xây dựng và công bố một số chỉ số đánh giá thị trường BĐS, phương pháp tính toán chỉ số giao dịch và giá cả BĐS có thể nói đã không thiếu, tuy nhiên quan trọng nhất là dữ liệu đầu vào lại chưa ổn chút nào.
Đây là khó khăn chung được các nhà làm chính sách, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp phàn nàn nhiều nhất tại buổi hội thảo Xây dựng chỉ số đánh giá thị trường BĐS diễn ra tại Sở Xây dựng Hà Nội mới đây.
Bà Ngân Hà - Công ty CP Thẩm định giá IVC Việt Nam đặt vấn đề, thị trường chứng khoán biến động được đo lường bằng chỉ số VN Index, trong khi BĐS do tính chất "bất động" của mình, chỉ có thể được tính theo từng quý. Với các công ty thẩm định giá hiện nay, những vướng mắc khó khăn trong xác định giá giao dịch BĐS một cách chuẩn xác là không nhỏ, thậm chí là rất kỳ công, vất vả.

Bà Hà cho biết, ngay cả giá tài sản được ghi trên hợp đồng công chứng cũng không phải là giá trị thật. Tìm hiểu giá trị thật của sản phẩm BĐS rất khó đối với các thẩm định viên, thậm chí nhiều khi họ phải đóng giả thành các "đại gia" mua BĐS thì mới mong tiếp cận gần hơn với giá trị thực của sản phẩm nhà đất.
Ngoài ra, cách thức phổ biến mà cũng khá công phu là các thẩm định viên phải tìm cách khảo sát trực tiếp, đến từng khu vực, hỏi han người dân ở đó xem giá giao dịch thực tế là bao nhiêu. Những người vừa có giao dịch xong thì có thông tin chính xác. Nhưng không ít trường hợp có những khu vực cần khảo sát lại gần như không có giao dịch, buộc các thẩm định viên phải tìm những sản phẩm tương đồng trong một điều kiện kinh tế xã hội để tính ra, điều chỉnh giá trị sản phẩm.
Thiếu số liệu hay dữ liệu đầu vào không chuẩn, không có kiểm chứng khiến đầu ra không chuẩn là chuyện "thường ngày ở huyện". Theo bà Hà, dự báo cung cầu trên thị trường BĐS hiện nay là điều vô cùng khó khăn.
Ở một góc độ nào đó, sự mất cân đối cung cầu trên thị trường BĐS hiện nay cũng có một phần từ việc chúng ta không có số liệu thống kê. Việc tính toán cung cầu chỉ dựa đơn thuần trên tốc độ tăng dân số và thu nhập hàng năm của người dân là không đúng, bởi lượng cầu từ các nhà đầu tư đến một thời điểm sẽ chính là một lượng cung lớn ra thị trường.
Cũng chung quan điểm về thực tế này nhưng bà Ngô Hương Giang - CBRE Việt Nam đã dẫn lại một nhận định của HSBC: "Việt Nam dù là một nền kinh tế nhỏ nhưng thu hút được rất nhiều sự chú ý, tuy nhiên sự khan hiếm số liệu thống kê khiến việc theo dõi hoạt động kinh tế trở nên hết sức khó khăn".
Bà Giang cho biết, dù có nhiều năm tại thị trường Việt Nam, nhưng do có nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin giá giao dịch thực, giá BĐS khảo sát đầu vào của công ty tư vấn BĐS ở Việt Nam thường căn cứ trên giá chào của bên bán, dù vẫn biết giá chào không phản ánh chính xác giá trị bằng giá giao dịch.
Số liệu thu thập được từ các sàn giao dịch BĐS vừa ít ỏi (do chỉ 20% số giao dịch mua bán BĐS được thực hiện qua sàn tại Hà Nội) và chất lượng dữ liệu các sàn cung cấp cũng là một vấn đề. Hiện nay ta chưa có cơ chế rõ ràng trong việc kiểm tra các số liệu này, để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
Tiếp đó việc điều chỉnh giá giao dịch về giá BĐS đại diện là khá chủ quan, phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá của đơn vị định giá. Trên thực tế, mỗi thẩm định viên tùy vào kinh nghiệm, trình độ lại có một cách hiểu và cách đánh giá khác nhau. Điều này gây khó khăn cho việc tính chỉ số giá...
Đóng giả 'đại gia' để tìm giá thực BĐS, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, gia nha dat, thi truong bat dong san, nha dau tu, tai chinh, gia tri thuc, giao dich nha dat, bao
Giao dịch mua bán BĐS qua sàn tại Hà Nội hiện nay chưa nhiều
Qua sàn cũng không có giá chuẩn
Tổng kết tình hình giao dịch BĐS trên địa bàn Hà Nội năm 2011 và quý I/2012, sở Xây dựng cũng khẳng định, giao dịch mua bán BĐS qua sàn tại Hà Nội hiện nay chưa nhiều. Đa số giao dịch qua sàn là sản phẩm của chủ đầu tư dự án thực hiện. Ở khía cạnh này, các sàn có báo cáo và số liệu tương đối đầy đủ, tuy nhiên giá giao dịch thực tế và giá giao dịch qua sàn khi đối chiếu vẫn có sự chênh lệch giữa giá ký hợp đồng của chủ đầu tư so với giá người mua chấp nhận trả bổ sung cho người bán.
Đối với giao dịch trực tiếp, không qua môi giới thì hầu như không thể lấy được thông tin giao dịch, hoặc có lấy được thì thông tin hoàn toàn không có kiểm chứng và xác nhận. Ngay cả khi có số liệu cụ thể từ các chi cục thuế cung cấp thì độ trễ của thông tin, cũng như tính chính xác của số liệu khác rất xa các số liệu thông tin giao dịch trên thị trường.
Đối với một số giao dịch có thông tin tin cậy từ một số đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và uy tín, thể hiện bằng các chứng thư thẩm định giá, báo cáo phân tích, số liệu chứng minh, thì thông tin có thể chấp nhận được. Song số liệu lại rất hạn chế về khối lượng giao dịch, tính phổ biến, đại diện của sản phẩm BĐS. Và hệ quả là nhiều khi số liệu đưa ra cũng bị ảnh hưởng bởi hai lý do trên. '
Ông Phạm Văn Bình - Phó Trưởng khoa Tài chính Doanh nghiệp, Phó Trưởng bộ môn Định giá tài sản, Học viện Tài chính, góp ý kiến, việc nghiên cứu và xây dựng ra một BĐS điển hình hay BĐS chuẩn (chưa đựng nhứng thông số/tiêu chí tốt nhất) làm đại diện chung cho một loạt BĐS phổ biến trên thị trường theo mục đích của nhà định giá, từ đó đi vào phân tích và điều chỉnh hoặc đánh giá theo điểm số cũng là một phương pháp đơn giản, hiệu quả.
Phương pháp so sánh này dựa trên giá trị thị trường và đưa ra một mức giá chỉ dẫn trực tiếp cho người mua, người bán điển hình trên thị trường. Vì vậy kết quả tính toán có tính hợp lý cao, có cơ sở vững chắc. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đòi hỏi cần có nhiều thông tiin về các giao dịch tương tự đã diễn ra trên thị trường, cũng như các thông tin chi tiết theo các tiêu chí đánh giá BĐS...
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trước mắt đơn vị này đề xuất thí điểm xác định chỉ số giá BĐS Hà Nội tại 6 quận huyện là Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Từ Liêm và Hoài Đức. Từ nay đến hết năm 2013, chỉ số BĐS sẽ được xây dựng dành cho căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án phát triển nhà ở. Các chỉ số công bố sẽ bao gồm chỉ số giá gia dịch từng loại BĐS ở từng khu vực, chỉ số lượng giao dịch BĐS từng khu vực và chỉ số lượng giao dịch cho từng loại BĐS của từng khu vực.