Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Giá đất dự án "vật vã" ở đáy

Theo nhiều chuyên gia về BĐS, chưa có thời gian nào thị trường BĐS lại có sự giảm giá kéo dài như thời gian này. Nếu năm 2009, sơ đồ giảm giá BĐS đi theo hình sin với thời gian giảm giá không quá dài thì từ năm 2011 đến nay, giá BĐS liên tục giảm mạnh và hiện giá đang đi ngang ở đáy “chữ U”.

Với mức giá giảm trung bình ở một số dự án lên tới 40%, thậm chí 50%, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là mức giá không thể giảm thêm được nữa.

Càng xa trung tâm càng giảm mạnh
Nguồn vốn khan hiếm, các nhà đầu tư quay lưng chờ giảm tiếp, các nhà đầu tư thứ cấp – các chuyên gia lướt sóng biến mất, giá đất lao dốc mạnh, đặc biệt là với các dự án chưa hoàn thiện xong pháp lý và chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng. Đứng đầu bảng các dự án giảm mạnh là dự án Kim Chung – Di Trạch với mức giá trở về bằng thời điểm cách đây 3 năm. Hiện đất liền kề dự án này đang ở mức từ 25-27 triệu đồng/m2 tùy vị trí. So với mức giá thời hoàng kim gần đây nhất là đầu năm 2011, giá đã giảm hơn 20 triệu đồng/m2.
Đứng thứ hai về tốc độ giảm giá là dự án Thanh Hà – Cienco5. Hiện giá liền kề 100m2 chỉ ở mức 22 -24 triệu đồng/m2, trong khi mức giá trước đó có lúc lên tới 45 triệu, thậm chí 47 triệu đồng/m2; giá đất biệt thự diện tích 300m2 giá khoảng 16-17 triệu đồng/m2; trong khi ở thời điểm sốt đã có lực lên tới 32-35 triệu đồng/m2.
Không phải là đất dự án nhưng đất trong khu vực dân cư các huyện Đan Phượng, Hoài Đức cũng giảm mạnh. Đất thổ cư nằm trên mặt trục đường 32 giảm giá khoảng 50%, rơi thẳng từ mức 50-60 triệu đồng/m2 thời kỳ sôi động xuống còn trên dưới 30 triệu đồng/m2, nhưng mời "gãy răng" chẳng ai mua. Các dự án nằm quanh khu vực vành đai 3 cũng có mức giảm chóng mặt. Chị Đào Thị T - một dân đầu cơ lướt sóng chuyên nghiệp đang chót vay tiền ngân hàng ôm mấy lô liền kề khu vực này với mức giá hơn 50 triệu đồng/m2, toàn ô góc, đường rộng nhưng giờ muốn cắt lỗ bán hơn 35 triệu đồng/m2 cũng không đắt. Áp lực trả nợ ngân hàng rát mặt, chị này đang đứng trước nguy cơ phải bán nhà đang ở để thoát cảnh nợ nần.
Giá đất dự án "vật vã" ở đáy, Tài chính - Bất động sản, bat dong san, thi truong bat dong san, gia bat dong san, du an, dat nen, nha dau tu, gia dat, kim chung di trach, lien ke, dan cu, dat tho cu, ngan hang, bao
Các dự án đất nền trục phía tây đang rớt giá thê thảm. Ảnh: Bình An.
Đất nền dự án Nam An Khánh của Sông Đà – Sudico cũng ở tình cảnh tương tự. Cùng với sự ảm đạm chung của thị trường, tình trạng pháp lý của dự án luôn trong tình trạng gây tranh cãi đã đẩy giá đất ở đây giảm thê thảm. Từ mức đầu năm 2011, đã có lúc đất liền kề lên tới hơn 40 triệu đồng/m2 thì nay chỉ trên dưới 25 triệu đồng/m2; đất biệt thự diện tích lớn mức giá còn giảm mạnh hơn: Chưa đầy 21 triệu đồng/m2. Những ai đã trót "ôm" dự án khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức) của Tập đoàn HUD không phải mục đích để ở thì cũng méo mặt vì giá nhà liền kề đã giảm từ mức 55-60 triệu đồng/m2 xuống chỉ còn 35 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, giá này đã bao gồm cả tiền xây thô. Theo một nhà đầu tư, bỏ ra hơn 6 tỉ đồng từ gần 2 năm nay, nay mức giá đã trở về gần bằng mức giá gốc của chủ đầu tư, như vậy, nhà đầu tư lỗ nặng cấn cả vào gốc, chưa nói đến thiệt lãi suất ngân hàng.
Dự án đất liền kề khu đô thị mới Dương Nội của Nam Cường; Tân Tây Đô cũng có mức rơi thảm, xung quanh mức 28 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm xây thô, trong khi đỉnh điểm lên tới 60 triệu đồng/m2)...

Đáy chữ U đã kéo khá dài
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, giá đất nền giảm mạnh và đã kéo khá dài từ nhiều tháng nay và dự đoán mức giá này khó có thể giảm thêm. Song một số chuyên gia cũng khuyến cáo, kể cả khi thị trường khởi sắc trở lại, đất các dự án xa trung tâm cũng khó có thể tìm lại được mức hoàng kim ngày xưa. “Các nhà đầu tư đã ngày càng am hiểu về thị trường hơn. Họ biết rằng các khu đô thị như Nam An Khánh, Bắc An Khánh, Kim Chung – Di Trạch... để dân về ở được ra hình dáng một khu đô thị sống còn phải hàng chục năm nữa. Trong khi om tiền ở đó, nhà đã xây thô ngày một xuống cấp, ở lại không thể ở được thì nhiều khi thà đầu tư vào một căn hộ chung tâm rồi cho thuê lại ăn chắc mặc bền, không phải lo lắng” - một nhà đầu tư phân tích.
Có lẽ vì những tính toán như vậy nên các giao dịch đất nền dự án vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, theo ông Phan Thành Mai - Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tình hình này sẽ không kéo dài lâu vì hiện tại, theo báo cáo của nhiều DN BĐS thì lợi nhuận của hầu hết các dự án đều âm, có nghĩa là các đầu tư dự án hiện đã không có lợi nhuận, giá bán tại thời điểm này là thấp nhất. “Đây cũng là cơ hội tốt cho người tiêu dùng để có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm vừa ý, hợp túi tiền. Chúng ta cũng có thể nhìn nhận niềm tin của thị trường sẽ sớm được cải thiện, cùng với các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hạ lãi suất của ngân hàng, thị trường sẽ có chiều hướng đi lên” - ông Mai khẳng định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét